Giới Thiệu Tập Thơ Mộng !-Tô Hoàng Nam - Tô Hoàng Nam

Post Top Ad

Thứ Sáu, 13 tháng 2, 2015

Giới Thiệu Tập Thơ Mộng !-Tô Hoàng Nam

Thơ Đường luật vốn là một dòng thơ đời nhà Đường (Tang) ở Trung Quốc. Là dòng thơ cận thể viết theo luật chặt chẽ… Để phân biệt với thơ cổ thể (cổ phong) không theo quy luật gò bó này!
Thơ Đường luật sáng tác đã khó. Thơ Đường luật thuận  nghịch  độc  càng  khó  hơn  gấp  nhiều  lần. Không những phải đọc xuôi đủ ý từ câu chữ, đúng niêm luật, đối…vần….v.v.. mà còn phải đọc ngược, ý từ câu chữ vẫn có nghĩa và vẫn phải tuân theo đúng niêm luật… sự mượt mà, mềm mại…
Tôi sinh ra trong gia đình có truyền thống yêu nước, được kế thừa một chút Nho học của cụ nội.
Khi còn nhỏ đã từng được nghe một bài thơ được lưu truyền, khi đọc từ đầu tới cuối được và đọc ngược từ dưới lên vẫn theo khuôn mẫu, đúng ý và có nghĩa! Đó là một bài thơ tứ tuyệt. Từ đó đã cuốn hút tôi, tôi tự hỏi là sao có thể như vậy được nhỉ? Thật là kỳ diệu trong cách vận ngôn từ diễn ý!
Thời gian trôi qua, cái câu hỏi đó cũng dần nhạt nhòa theo thời gian. Cho tới một ngày, tôi bỗng có cảm xúc và bắt đầu nghiên cứu thơ Đường luật. Đó là vào tháng 4 năm 2014…
Sau  khi  viết  được  khoảng  cỡ  gần  30  bài  thơ Đường luật, tôi nhớ lại cái câu hỏi hồi thiếu thời của mình. Từ đây tôi đã nghiên cứu một số bài của các nhà thơ ưu tú, có những bài thơ theo thể thuận nghịch hồi văn. Đó là thi sĩ Hàn Mặc Tử, rồi sau đó là KLG Phạm Đan Quế, TS. Đặng Văn Phú… Qua những bài thơ của các tác giả sáng tác và giới thiệu, tôi đã tìm đến với những bài thơ của những cao nhân thời trước, trong đó có bài thất ngôn bát cú viết theo chữ Hán dưới dạng hình tròn bát quái... “Vũ trung sơn thủy”và“Phước viên văn hội lương dạ mạn ngâm” của thi sĩ Miên Tông, tức vua Thiệu Trị (1807-1847)… Từ đây đã tự cuốn hút tôi trong sự đam mê và trau dồi thể thơ này… cách tách đọc và sự hoán đổi câu từ mà vẫn giữ nguyên ý và nghĩa trong mỗi bài…
Có người nói phong cách thơ tôi mang một chút âm điệu sầu cảm của nhà thơ Huy Cận, một chút lãng mạn  của  Tản  Đà,  một  chút  bình  dị  của  Nguyễn Khuyến và một chút của bi thương của Phạm Thái (Phạm Chiêu Lỳ)…
Một sự hòa quyện hài hòa mà vẫn đậm nét phong cách riêng… Một lối chơi thơ mà ít người khắc họa, đó là sự bình dị, giản đơn mà tạo ra đột phá câu từ…
Tôi sinh ra và lớn lênở làng quê yêu dấu Hưng Yên. Cảnh yên bình, có con sông Hồng uốn khúc mang nặng phù sa, có lũy tre xanh cao nghiêng mình trong gió mỗi khi chiều về… Được nuôi dưỡng trong sự yêu thương đùm bọc của ông bà, giữa tình cảm chan hòa của ba mẹ và sự quan tâm chia sẻ của người cô…
Lần này tôi xin mạo muội ra mắt bạn đọc yêu thơ Jin To tập thơ “Mộng”viết theo thể Đường luật thuận nghịch độc. Thể loại này rất ít được sáng tác và hầu như những bài thơ dạng này được lưu tới giờ với số lượng khiêm tốn! Tập thơ “Mộng” gồm 56 bài thơ, viết về tình  yêu, mây, gió, trăng, hoa… những khát vọng, sầu vương, cảnh đợi chờ, cảnh chia xa, trông ngóng mòn mỏi… Đây là lần đầu tiên tôi ra mắt bạn đọc tập thơ này.
Do một phần thể thơ khó viết, đôi khi ngôn từ, dụng ý chưa được “tường minh”! Rất mong bạn đọc có thể lượng thứ và góp ý giúp tôi hoàn thiện hơn thể thơ này! Trong thể thơ “kinh điển”này, người biết và hiểu rõ luật thì có thể đọc và cảm nhận rất dễ dàng.
Người chưa hiểu thì sao? Ở phần cuối tôi sẽ lấy ví dụ cách đọc và tách bài của một bài gốc, có cách tách đọc kỷ lục ra thành nhiều bài thơ khác nhau, trong đó có thể thơ, thất ngôn bát cú, ngũ ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt, ngũ ngôn tứ tuyệt, thơ tự do… Đôi khi có bài đọc chéo vận, đảo vận sẽ ra một bài thơ lục bát! Xin chân thành cảm ơn bạn đọc đã quan tâm! 


Tác giả
Phù Thủy Jin To-Tô Hoàng Nam

Tác giả : Tô Hoàng Nam
NXB: Văn Hóa Thông Tin
Năm :2014
LH: namhoang1227@gmail.com
Hoặc số ĐT: 0974 432 675

Không có nhận xét nào:

Post Top Ad