Những ngày đầu năm tôi lang thang trên mạng internet bắt gặp một bài thơ với tiêu đề “ Bài thơ có một vạn cách đọc”.Vì quá hiếu kỳ nên tôi vào xem thử thực hư ra sao.Điều thật sự khiến tôi bất ngờ tác giả bài thơ này lại chính là người mà tôi được vinh dự viết lời tựa cho tập thơ của anh cuối năm 2014…Phù Thủy JinTo-Tô Hoàng Nam !
Khi đọc các bài anh tách ra ,thì quả đúng là rất có ý nghĩa,các bài tách thơ đều cùng một nội dung giống bài thơ gốc.Chỉ khác nhau thứ tự câu !Ngoài ra tôi còn được biết thêm một số cách tách khác mà anh chưa trình bày trong tập thơ Mộng-thơ đường luật thuận nghịch độc mà anh đã xuất bản.
Tuy đã từng được biết với bài “ Thu Đợi “ của anh có rất nhiều cách đọc,thế nhưng tôi lại không được anh cho xem cách tách đọc đầy đủ .
Có rất nhiều cách tách anh chỉ ra,mà cách nào cũng có đủ ý nghĩa vẫn là cảnh miêu tả nội dung ban đầu,nhưng ở một góc độ tầm nhìn khác…đúng là rất đặc biệt.
Có rất nhiều ý kiến trái ngược nhau về bài thơ này,người khen ,người chê,có cả ganh ghét đố kỵ mà tôi cảm nhận được thông qua những bình luận bên dưới trong bài thơ và cách tách anh chia sẻ.
Nhiều người tỏ ra khâm phục ,người trầm trồ khen ngợi ,bài thơ có hồn,có ý,có hương vị,đặc biệt là tác giả đã chỉ ra rất nhiều cách đọc mà đều có ý nghĩa riêng không tách biệt nội dung so với bài thơ gốc.
Một số người lại nói anh dùng hai từ láy“nhòa nhạt “ làm bài thơ giảm đi giá trị,vì vốn dĩ từ này chẳng ai dùng,hơn nữa theo ý kiến chỉ ra thì không đọc ngược từ “ nhạt nhòa “ thành “ nhòa nhạt “ được…vì nó không có nghĩa và gượng.
Tôi cũng lưu tâm với lời bình này,tôi tự hỏi rằng không lẽ anh nghiên cứu chỉra cả vạn cách đọc ,mà bài nào cũng có ý nghĩa riêng.Vậy chẳng nhẽ anh lại không hiểu hai từ “ nhòa nhạt “ là bị gượng và không có nghĩa hay sao?
Tôi ngẫm nghĩ thấy thật đáng tiếc với một bài thơ phải nói là niêm luật chặt chẽ,câu từ mềm mượt ,lại có thể tách bài với con số kỷ lục “ một vạn cách đọc tách”mà lại có hai chữ làm kém hẳn giá trị bài thơ.Đưa bài thơ có một điểm khuyết lớn đếnthế.
Tôi gửi thư riêng cho tác giả để mong được hồi đáp,nhưng gần 1 tuần trôi qua không thấy hồi âm.Tôi cũng vì quá hiếu kỳ nên đã tự lục lọi tra kho từ điển Việt Nam ta xem cái từ “nhòa nhạt “ có nghĩa không? Và có gượng hay không?
Một mặt vẫn đợi thư hồi âm của tác giả,nhưng càng lúc càng khiến tôi không nhẫn nại được,có gì đó thôi thúc tôi ,lôi cuốn tôi khám phá ra cái điển tích này.
Cả tuần trôi qua tôi miệt mài bên bànlàm việc những lúc tan ca,lúc về nhà lại lên mạng tra kho từ điển,tham khảo đâyđó.
Đúng là từ xưa tới nay ,cái từ “ nhòa nhạt “ không ai dùng cả,vì khi tra cứukhông có dấu hiệu hiển thị …
Đang trong lúc ngậm ngùi ,đáng tiếccho một tác phẩm kỳ công kiến tạo ngôn từ,lại có hồn,có ý và vẻ đẹp như rất nhiều độc giả khâm phục sự tài hoa của anh…Thở dài,không lẽ là theo một số người thì hai chữ “ nhòa nhạt “ này gượng và không có nghĩa ? Chân lý thường thuộc về số đông mà,nhưng sao lần này chân lý lại thuộc số ít.
Trong lúc chán chường,tôi lại tự lật lại câu hỏi .Không đúng,rõ ràng là có điều gì đó không đúng ở đây.
Anh đã kỳ công kiến tạo và nghiên cứu hoán vị,vượt xa các bài thơ thuận nghịch độc anh viết thì rõ ràng phải có điểm hơn mà phải hoàn hảo thì mới có cách tách đọc như vậy được.Không lẽ người khác nhìn ra hai chữ này gượng mà anh lại không thấy ?
Tôi lại kiên nhẫn tra từng trang một,so sánh ngữ nghĩa và đi tới quan điểm như này.
Chân lý thường thuộc về số đông,nhưng lần này cũng không ngoại lệ.
Rõ là ý kiến một cơ số ít người là sai,điểm sai chính là nằm ở “ từ láy”.
Trong tiếng Việt ta ,các từ song tiết là chủ yếu,được cấu tạo theo hai phương thức :
1/Phương thức phối hợp nghĩa,chủ yếu nằm ở từ ghép.
2/Phương thức hòa phối ngữ âm ,chủ yếu nằm ở từ láy.
Điểm sai của tôi lúc đầu cũng nghĩ như một số người,đó chính là “ từ láy nhạt nhòa”.Nhưng rõ ràng “ nhạt nhòa” không phải từ láy,mà là từ ghép ,nó hoạt động trên phương thức phối hợp nghĩa .
Từ ghép có hai loại,từ láy cũng có hai loại.Và từ “ nhạt nhòa “ chính là từ ghép loại 2,đó chính là từ ghép song song,chứ không phải từ ghép chính phụ.
Vì là từ ghép song song nên có thể đọc ngược hay đọc xuôi,các tiếng cấu tạo nên nó đều có nghĩa riêng,có quan hệ ngang hàng.Chúng phối hợp nhau tạo ra nghĩa khái quát,tổng hợp.
Bây giờ tôi đã hiểu vì sao anh lại dùng “ nhạt nhòa –ngơ ngẩn “ đối nhau,đơn giản“ ngẩn ngơ” cũng là từ ghép ,nhưng từ ghép này giống “ nhạt nhòa” ,chúng ta lầmtưởng đó là từ láy, chúng chỉ là” từ láy giả hiệu” tức là mang hình thức giống từ láy nhưng thực chất lại là từ ghép.
Các từ kiểu này thường có thể tạo ra là do :
-Sự đồng hóa ngôn ngữ
-Có thể là ngẫu nhiên.
-Qua nhiều biến đổi ngữ âm khiến chúng bị thay đổi,
-Hoặc có thể có yếu tố ngoại lai …vv
Tìm hiểu kỹ hơn,từ “ nhòa “ có nghĩa là “ trở thành mờ,không hiện lên rõnét…vv”..cũng tương tự nghĩa của từ “mờ “
Qua đây như từ “ mờ nhạt –nhạt mờ “ đềucó nghĩa.”mờ nhạt “ cũng có nghĩa là bị mờ đi,không hiện lên rõ nét,từ “ nhạt mờ“ cũng vậy,chúng đều là từ ghép tạo ra bằng cách phối hợp nghĩa với nhau.
Có “ mờ nhạt “ thì có “nhòa nhạt “ vì nghĩa tương tự ,một bên là miêu tả cái màu sắc nó đã gần như có rồi,còn “ nhòa nhạt “ nghĩa là trở thành mờ đi,nhạt đi,tức là sự biến đổi liên tục của màu sắc…từ rõ tới mờ !
“ Nhạt “ thường nói về mức độ,màu sắc,không đậm bằng bình thường hoặc ban đầu.Nếu khi miêu tả về màu sắc,tôi lấy ngay ví dụ là bước chân trong đêm đi qua ngõ trong bài “ Thu Đợi “ tôi lại hình dung ra ngoài ngõ vắng ,tác giả miêu tả làcó ánh đèn ,bởi vậy mà “ nhạt rồi mới nhòa “ được..vì từ nhạt thường là khi miêu tả mắt vẫn nhìn rõ ,nhưng màu thì nhạt hơn,không đậm bằng màu bình thường chẳng hạn,chứ ví dụ không có ánh đèn ,dựa vào ánh trăng,lại lẫn hơi sương thì tôi nghĩ chỉ thấy hình ảnh “ nhòa “ ( mờ ) đi thôi..
Có thể tác giả dùng được từ khác,nhưng theo tôi không có từ nào độc đáo hơn,nhiều tranh cãi hơn,thậm chí cuốn hút hơn là từ “ nhòa nhạt “.Bởi lẽ đó là từ mới,cóthể là có sự sáng tạo của anh,vì tôi đọc rất nhiều từ điển,rất nhiều sách ,tư liệu kê cứu thì rõ ràng chưa thấy ai dùng cả.
Hơn nữa khi miêu tả bóng người,bước chân trong đêm,nhất lại là đêm Thu ,có Trăng có sương phủ ,hoặc có ánh đèn,khi đi qua vùng chiếu sáng ,hình ảnh nhòa đi ,rồi lẩn khuất đâu đó trong bóng đêm,nên hình ảnh đã “ nhòa lại càng nhòa hơn” nghĩa là “ nhòa nhạt “..và câu thơ bài thuận anh miêu tả đúng lúc hình ảnh ấy đi xa khỏi phía ánh đèn chiếu sáng...
Thông thường thì khi mắt con người nhìn vào cảnh vật, nhìn vào một điểm nào đó khi bị “ mờ “ hơn bình thường hoặc không rõ nét chẳng hạn.Sẽ làm cho sự liên tưởng“ nhòa “ (mờ ) trước tiên ,sau đó mới nghĩ tới “ nhạt “…chứ không ai khi đi trong sương mù,hay buổi sớm ,thấy lờ mờ người ta lại nghĩ ngay hình ảnh “ nhạt“ trước làm gì cả…chữ “ nhạt “ trong từ ghép song tiết “ nhòa nhạt “ chỉ là phối hợp nghĩa,tạo ra cái hình ảnh nhòa ,mờ đi ,không đậm bằng màu khi đi qua ánh đèn ngoài ngõ...
“Nhòa nhạt “ theo tôi hiểu và thấy đẹp ở chỗ,nhất là khi anh hoán vị các câu thành bài thơ mới,ở trên khi nước mắt cô gái đẫm ướt,có thể khiến hình ảnh “nhòa đi “ nhạt đi vì nước mắt.
.........Cho nên hai từ này mới thật sự là điểm độc đáo trong bài thơ........
Đó là quan điểm của tôi khi luận bàn về hai chữ “ nhòa nhạt “ trong bài Thu Đợi.
Theo tôi và một số ý kiến đồng quan điểm,hai từ “ nhòa nhạt “ rất đặc biệt,thậm chí là độc đáo ,không những không làm bài thơ giảm giá trị mà còn làm tăng thêm sự buồn man mác,sự hiu quạnh,vắng lặng ,nhất là cảnh đợi chờ ,một cô gái thẫn thờ trông ngóng trong đêm trường…cách đọc và phát âm tương tự “ nhạt nhòa”...
Qua tìm hiểu của tôi,ở nước ta thể loại thơ khó chơi này rất ít người theo đuổi và vận dụng từ vựng mượt mà nhuần nhuyễn vào được,với một bài thơ có cả vạn cách đọc này,thì rõ ràng đây là điểm đột phá lớn trong “ câu từ “ của Việt Nam ta,mà không phải ai cũng viết được,không phải ngôn ngữ nào cũng làm được.
Theo cảm nhận riêng tôi và nhiều người khác,cho rằng đây là bài thơ diễn tả được“ vẻ đẹp thơ “ cả về ý tứ,câu từ,cả về vần điệu,cả về giá trị bên trong nó…đúng nghĩa,đúng tâm tư và sự logic …
Thế nào là một bài thơ hay? Theo tôibài thơ hay đánh giá theo 3 tiêu chí .
1/Ý đẹp ,nội dung miêu tả trong sáng,có bi nhưng không lụy,miêu tả đúng trọng tâm,không rườm rà …
2/Lời hay,làm câu thơ trầm bổng ,dudương,nhẹ nhàng thanh thoát.khi đọc thấy mềm mượt,êm ái !
3/Đó là tính hàm súc,giản đơn mà khi người đọc chỉ cần đọc lên,là ít nhiều có thể cảm nhận được cái tâm tư của tác giả gửi vào.Làm cho bài thơ như chiếc cầu nối từ tâm hồn này tới tâm hồn kia dễ dàng nhất.
Theo sự thiển cận của tôi cùng một số ý kiến cảm nhận của độc giả khác,đánh giá bài “ Thu Đợi” là bài thơ có vẻ đẹp thơ,nhẹ nhàng,tinh khiết.Miêu tả được súc tích,giàu âm điệu hình ảnh.Làm người đọc rất dễ cảm nhận được ý thơ,tâm tình củatác giả gửi vào.
Qua đây tôi biết không những tác giả là người trọng tình mà còn là kẻ si tình,chỉ có những kẻ si tình,si thơ mới có thể tạo ra được vẻ đẹp như vậy.
Theo cảm nhận khách quan,tôi tin rằng bài thơ này đến với quần chúng,đến với Trung Tâm Sách Kỷ Lục Việt Nam-Viẹtkings sẽ gây được tiếng vang lớn,để chứng tỏ được câu thành ngữ “ phong ba bão táp –không bằng ngữ pháp Việt Nam”.
Nếu là bài thơ có nhiều cách đọc nhất Việt Nam,thì sẽ là bài thơ có nhiều cách đọc nhất thế giới.Vì không có ngôn ngữ nào phong phú sánh được như ngôn ngữ Việt.
Tôi mong rằng anh hãy giải phóng tâm hồn,thể hiện sự tài hoa và khát bỏng một lần nữa để đạt được một bài “ Thu Đợi 2” cho những độc giả yêu mến anh !
Tác phẩm này tôi nghĩ sẽ gây chấn động nền thi ca nước nhà về sự phong phú,kỳ diệu của ngôn ngữ Việt… !
Tôi cũng sẽ theo dõi và trải nghiệm cảm nhận của tôi hôm nay xem có đúng hay không? Tôi mong rằng tôi đúng !và sẽ không hoài sức vì đã được anh gửi lời mời viết lời tựa cho tập thơ có bài thơ độc đáo đặc biệt hay này.!
Anh đừng quá lưu tâm vào những vấn đề rườm rà,ý kiến của một số người ghen tỵ,chỉ thích bóc tách,đẽo gọt hồn thơ thành một thứ khác.
Thơ quan trọng nhất là “ tứ thơ”..đối thơ quan trọng nhất là “ đối ý> đốithanh> đối tự loại”…
Dù đối chuẩn nhưng ý tứ không ra gì,trói gọn hồn thơ,không thể phóng khoáng được thì cũng tựa như “ chiếc hộp làm bằng loại gỗ quý hiếm,gỗ tốt nhất nhưng bên trong đó vài ba cái mảnh bát vỡ mà thôi”…
Khác với “ chiếc hộp làm bằng loại gỗ thường,nhưng chứa đựng bên trong là hạt dạ minh châu “…mà khi mở hộp ra ,nó làm sáng rực cả gian phòng,giải phóng tứ thơ,mang đến cho những thứ xung quanh một ánh sáng mới,luồng không khí mới,luôn cuốn hút người đọc,người xem !!
Kính bút ! Đôi điều cảm nhận,có gì sai sót mong lượng thứ !
Nguyễn Quang Vinh
CLB Thơ Đường Hải Phòng
1 nhận xét:
Cảm ơn anh về sự cảm nhận sâu sắc với những sự đồng cảm quý hơn vàng này !
Được sự cảm nhận và khen tặng,em thấy được an ủi rất nhiều .Thành thật xin lỗi anh vì thời gian này em hay dùng email khác,mà quên mất anh chỉ có 1 email em ít dùng !
Năm mới chúc anh và gia đình an khang thịnh vượng !
Em trai Hoàng Nam !
Đăng nhận xét