Cảm nhận: Trần Văn Nghĩa
Tác phẩm: THU ĐỢI
Tác giả: Tô Hoàng Nam
************************** **************************
THU ĐỢI
(Thuận Nghịch độc)
Hoa gầy nở muộn Cúc sầu thương
Tiếc nuối vàng Thu trải ngập đường
Nhòa nhạt bước thưa dần ngõ vắng
Ngẩn ngơ nhìn lặng rũ canh trường
Xa tình cảnh vọng hiên tràn gió
Rạc lá thềm chờ Nguyệt phủ sương
Tha thiết gọi người tìm khuất nẻo
Hòa chan lệ đẫm ướt môi hường
Hường môi ướt đẫm lệ chan hòa
Nẻo khuất tìm người gọi thiết tha
Sương phủ Nguyệt chờ thềm lá rạc
Gió tràn hiên vọng cảnh tình xa
Trường canh rũ lặng nhìn ngơ ngẩn
Vắng ngõ dần thưa bước nhạt nhòa
Đường ngập trải Thu vàng nuối tiếc
Thương sầu Cúc muộn nở gầy hoa
Tô Hoàng Nam
************************** ************************** ************************** **********
*
Mới chớm Hạ, còn quá xa mới tới mùa Thu, nói về hoa Cúc ...!
Tôi may mắn được người bạn mua và tặng cho cuốn thơ Mộng của nhà thơ Tô Hoàng Nam, trong tập thơ quý này chứa toàn thơ Thuận nghịch độc, một thể loại hiếm có trong lịch sử Văn Học .!
Một lần tình cờ tôi đọc được bài thơ tác giả giới thiệu và chia sẻ,đó là bài Thu Đợi, với rất nhiều cách đọc từ bài thơ gốc .Đọc và ngẫm lại càng thấy sâu sắc và thú vị. Tôi lên mạng tìm tòi những tác phẩm của tác giả, nhưng gần như là không thấy có nhiều. Khi vào trang blog cá nhân thì thấy tác giả giới thiệu một tập thơ Thuận nghịch độc, lòng hiếu kỳ và cảm mến thể thơ này của tôi trào lên.
Trong lúc có nhiều ý nghĩ lôi kéo, tôi may mắn biết được một người bạn thơ của tôi có được 5 cuốn của tác giả. Và may mắn tôi đã có nó!
Tôi rất tâm đắc bài thơ mùa Thu của tác giả đó là Thu Đợi !
Bài thơ dùng phép miêu tả nhân hóa theo tôi phải nói là đỉnh cao của Thuận nghịch độc. Ý tứ xen kẻ niêm luật và câu từ thể hiện sự tài hoa lắng đọng của tác giả. Tôi đọc nghiền ngẫm 56 chữ ấy xem tác giả dùng cách nào để có thể lồng ghép tài tình ,có hồn dù đọc xuôi hay ngược như vậy?
Tôi bị ám ảnh rất lâu với bài thơ này, suốt 4 tháng trôi qua khi tác giả chia sẻ với trang tho.com.vn bài thơ “Một vạn cách đọc”. Đêm ngày tôi nghiên cứu cách thức sử dụng câu từ, viết đọc xuôi ngược đã khó, đằng này lại hoán vị đổi câu, câu nào cũng mang nỗi buồn man mác! Buồn khi Thu về, buồn khi chờ đợi.
Hoa gầy nở muộn cúc sầu thương
Tiếc nuối vàng thu trải ngập đường
Hình ảnh hiện lên, loài hoa cúc cũng như con người, biết sầu thương, biết buồn, biết tủi khi thấy mình gầy guộc xấu xí lại nở muộn và tiếc cái vẻ đẹp, màu vàng của thu đang ngập đường.
Lẽ ra hoa phải đẹp, phải nở đầy hoa, cùng hòa quyện trong cái khung cảnh lộng lẫy của thu ấy "Vàng thu trải ngập đường “ đằng này hoa lại gầy, xấu xí, lại còn nở muộn thì sao không buồn, không tủi cho được?
Nhòa nhạt bước thưa dần ngõ vắng
Ngẩn ngơ nhìn lặng rũ canh trường
Trong hai câu này, nàng cúc đang dõi theo bước chân đang di chuyển “dần“ ở ngoài ngõ vắng, ngẩn ngơ nhìn theo rồi lả người trong đêm vắng.
Trong thơ luật đường thường là ngắt nhịp ở chữ thứ 2 hoặc chữ thứ 4..trong câu.
Nếu đọc là “ Nhòa nhạt /bước thưa dần ngõ vắng” gợi cho người ta hiểu là cái bước chân nhòa nhạt không nhìn rõ, có thể là đêm quá khuya muộn, có thể là có mưa khiến hình ảnh nhòa nhạt đi, cũng có thể là sương rơi nhiều, rồi thưa dần ngõ vắng.
Nếu đọc ngắt 4 chữ thì sẽ đọc thế này “Nhòa nhạt bước thưa/dần ngõ vắng“.
Rất thú vị, nếu đọc vậy sẽ hiểu rằng, bước chân mờ đi, không nhìn rõ, nhưng vẫn phân biệt được “ bước thưa “ có nghĩa là chậm rãi, nhịp nhàng và tôi đoán đó là bước chân của người con trai, nếu là con gái hơn nữa phải là “chân dài“ thì mới “bước thưa“ được. Nhưng lúc đó tác giả miêu tả rất muộn “canh trường“ thì không có cô gái nào mà lại đi ra đường kiểu ấy.
“Ngẩn ngơ nhìn lặng rũ canh trường“. Cách đọc cũng tương tự, đều có sự ăn ý hài hòa trong câu từ, điểm này mới thật sự thú vị.
“Ngẩn ngơ /nhìn lặng rũ canh trường “ cho người đọc cái nhìn ngơ ngẩn, rồi lặng rũ canh trường, có nghĩa là lả người đi một cách từ từ, không gây tiếng động nào “lặng rũ “..
Nếu để phân tích mà đọc thành “Ngẩn ngơ nhìn lặng /rũ canh trường “ lại cho người đọc thấy được hình ảnh, trạng thái khác. Đó là ngẩn ngơ nhìn một cách lặng lẽ, rồi lả người trong canh trường…
Có lẽ đây mới là sự huyền diệu trong cách dùng từ của tác giả? Khiến các câu thơ bị bẻ gãy, cắt dứt bớt chữ vẫn mang đủ ý, vẫn đượm buồn, một nỗi buồn man mác của cảnh đợi chờ, trông ngóng... của mùa Thu.
Xa tình cảnh vọng hiên tràn gió
Rạc lá thềm chờ nguyệt phủ sương
Trong 2 câu này cũng tương tự “thềm chờ /nguyệt phủ sương“ có hai cách hiểu, là người con gái ấy đang nhìn dưới thềm và cảm giác thềm đang chờ ánh trăng phủ màn sương dày đặc trong đêm.
Cũng có thể hiểu "thềm chờ“ tức là thềm làm chưa xong, đang chờ làm nốt, hoặc chưa hoàn thiện và ánh trăng đang phủ sương.
Để cắt bớt từ, đọc từng kiểu bài Thu Đợi đều đáp ứng được tất cả, đó mới là điểm thú vị thứ hai của bài Thu này. Tác giả rất tài hoa và điêu luyện trong cách dùng từ, từ ngữ luôn gắn kết như một mắt xích, một kết nối vô hình khiến các câu chữ sinh động, có nghĩa và bao quát cả bài …
Đọc ngược lại “Sương phủ/ Nguyệt chờ thềm lá rạc”
Đang miêu tả màn sương bao phủ, còn ánh trăng đang chờ ở thềm và thềm chỉ toàn là lá rạc, cảnh gợi lên buồn, đẹp quyến rũ đến lạ kỳ…mùa Thu có lá rạc ở thềm, ánh trăng chiếu phủ cộng thêm cả sương mù khiến hình ảnh mờ ảo, đẹp ,thơ mộng, mang đượm một nỗi buồn sâu kín…
Cảnh Thu đẹp lộng lẫy vậy, thơ mộng ấy vậy mà người tình của nàng Cúc lại chưa về, cho nên nàng mới cuống cuồng gọi, sợ Thu trôi qua nhanh chóng, sợ sự lộng lẫy này biến mất nên gọi tha thiết mong người tình của mình thưa, mong trả lời, tìm ở nơi khuất nẻo, nơi mà nàng nghĩ nàng không nhìn thấy có lẽ là tình lang của mình ở đó. Bởi vì các nơi nàng trông thấy nàng đã nhìn thấy hết rồi.
Gọi tha thiết, tới cơ thể mệt lả, nước mắt giàn giụa “hòa chan“ rồi lệ đẫm ướt làn môi hường vì tuyệt vọng.
Hình ảnh “môi hường“ trong bài thơ này là một điểm nhấn, một từ đẹp mà rất đắt giá, thế nhưng tác giả lại có thể vận dụng nhuần nhuyễn một cách trơn tru như vậy. Môi hường là môi hơi nhạt so với màu hồng,là khi nước mắt đẫm ướt, son phấn đã dần nhòa đi, mờ đi… đủ thấy nước mắt của nàng đợi chờ chảy rất nhiều….
Đó là khi ta hiểu theo “nghĩa đen” phép miêu tả nhân hóa nàng Cúc cũng như con người, có cảm xúc, có tình yêu, có sầu tủi…
Nhưng càng đọc càng ngẫm thật lâu, thì bài thơ lại dùng “phép ẩn dụ tu từ” sâu sắc "hoa gầy nở muộn cúc sầu thương" hình ảnh “Hoa gầy /nở muộn" ẩn dụ rất tài tình. Hoa thường là phép ẩn dụ cho người con gái có vẻ đẹp. Hoa gầy ý chỉ là đợi chờ nên thân thể người con gái gầy mòn, teo tóp… nở muộn lại gợi cho người đọc hiểu là tình duyên,duyên phận của mình đến muộn nên nàng mới sầu thương…
Khi hoa nở, cũng được so sảnh ngầm, ẩn dụ như người con gái đến tuổi xuân thì, lúc khoác áo vu quy về nhà chồng. Lúc khoác áo vu quy, là lúc người con gái đẹp nhất, lộng lẫy nhất, huy hoàng nhất của tuổi “xuân chín" và “vàng thu trải ngập đường“ cũng được hiểu như “mùa lễ vu quy“ vậy.
Thế nhưng tác giả lại miêu tả “hoa gầy, lại nở muộn“ có khác gì người con gái ấy tủi hờn, khi thấy mình xấu xí không được đẹp như đàn chị đàn em kia… cho nên mới buồn rầu tận sâu trong lòng như vậy.
Trong các phép miêu tả trong thơ, đặc biệt là thơ “trữ tình“ thì phương pháp ẩn dụ và nhân hóa lại khiến độc giả không thấy nhàm chán, sáo rỗng vì nếu miêu tả thực, bài thơ đọc cái đã hiểu hết ý, thì đâu còn thú vị, đâu còn sự lôi cuốn và ám ảnh được.
Tác giả lại miêu tả “cái không thể tưởng tượng“ cả nhân hóa và ẩn dụ. Ban đầu tôi mới đọc mấy lần cũng cảm nhận được tác giả dùng phép miêu tả nhân hóa tạo ra khung cảnh tuyệt vời, cảnh đợi chờ, miêu tả loài Hoa Cúc sinh động, có hồn như chính con người vậy. Khi đọc tách bài thành thơ ngũ ngôn, thì cái ẩn dụ của nhà thơ hiện rõ nét. Một cách chân thực, sâu sắc và biến đổi từ cũ tới mới nhưng vẫn mang âm hưởng dễ ăn sâu vào lòng người đọc. Nó như một thân cây tưởng chừng như mỏng manh, kém phát triển mà lại có bộ rễ khỏe mạnh, len lỏi ăn sâu vào lòng đất, sinh sôi và phát triển. Đó mới là sự tài tình thứ nhất của tác giả.
Tôi bị ám ảnh bài thơ Thu này rất lâu, trước đây tôi có đọc và tìm hiểu một số bài thơ thuận nghịch độc kiểu này, có bài thơ chữ hán của Phạm Thái là bài “Đề mỹ nhân đồ“ cũng là một sự ẩn ý tài tình và sự tài hoa kết hợp. Nhưng ở bài thơ này không thể tách được số lượng lớn bài như bài Thu của nhà thơ Tô Hoàng Nam.
Để đem so sánh giữa kim cổ, thì điều này lại không nên, bởi vì mỗi bài đều có điểm hay riêng. Chúng ta ở thì hiện đại, chỉ nên cảm nhận chứ không nên bình xét sâu quá với cổ nhân.
Trong bài ngược tác giả miêu tả có phần rõ nét hơn nhiều, không úp mở ý tứ nữa, chỉ có một câu “thương sầu cúc muộn nở gầy hoa“ dù là xuôi hay ngược, ẩn ý và mấu chốt lại là ở đây. Câu thơ này bộc lộ bài thơ này miêu tả theo phép miêu tả gì, chỉ một câu khiến bài thơ có thể biến đổi lớn đến vậy. Cũng như một đám mây, khi gặp gió có thể biến hóa thành nhiều hình thù khác nhau, thỏa sức đam mê và tưởng tượng.
Ngôn từ bình dị, nhẹ nhàng như gió mùa Thu, khiến cho những kẻ muốn tìm tòi khám phá sững sờ trước nó, trước sự cuốn hút của nó!
Đến giờ tôi vẫn chưa khám phá hết được sự kỳ bí bên trong bài thơ Thu này, đọc đi đọc lại rất nhiều góc độ cảm nhận, từng cảm nhận ở thời điểm khác nhau với cách đọc lại không hoàn toàn giống nhau, có phần sâu hơn phần trước và cứ như thế, có thể vì tôi bị ám ảnh quá.
Khi tác giả đưa ra cách đọc bỏ đi 3 chữ cuối thành thơ 4 chữ tự do, cũng rất có ý nghĩa. Mà ít bài thơ thuận nghịch độc trước đây làm được :
Ví dụ tôi bỏ đi 3 chữ cuối mỗi câu trong bài :
Hoa gầy nở muộn
Tiếc nuối vàng thu
Nhòa nhạt bước thưa
Ngẩn ngơ nhìn lặng
Xa tình cảnh vọng
Rạc lá thềm chờ
Tha thiết gọi người
Hòa chan lệ đẫm”…
Hay đọc bài ngược :
“Hường môi ướt đẫm
Nẻo khuất tìm người
Sương phủ nguyệt chờ
Gió tràn hiên vọng
Trường canh rũ lặng
Vắng ngõ dần thưa
Đường ngập trải thu
Thương sầu cúc muộn
Đều có thể đọc ngược các bài này lại được vẫn mang cảnh buồn, đợi chờ. Đúng là ảo diệu.
Hoặc có thể tách theo tác giả chia sẻ là “dạng toán học hypebol”>
Hoa gầy nở muộn lệ chan hòa
Tiếc nuối vàng thu gọi thiết tha
Nhòa nhạt bước thưa thềm lá rạc
Ngẩn ngơ nhìn lặng cảnh tình xa
Thật sự là độc đáo !
Hoặc đọc theo cách khác theo tác giả là bỏ chữ thứ 5 mỗi câu:
Hoa gầy nở muộn sầu thương
Tiếc nuối vàng thu ngập đường
Nhòa nhạt bước thưa ngõ vắng
Ngẩn ngơ nhìn lặng canh trường
Xa tình cảnh vọng tràn gió
Rạc lá thềm chờ phủ sương
Tha thiết gọi người khuất nẻo
Hòa chan lệ đẫm môi hường
Đây là thơ lục ngôn thuận nghịch độc, thật sự đáng khâm phục…!
Còn một số kiểu đọc khác rất mới nhưng tôi chỉ muốn đưa ra đây các cách này chính thống của tác giả để chia sẻ với bạn thơ.
Thật sự với tôi ,có được tập thơ của tác giả là một sự may mắn rất lớn.Theo tôi biết tác giả còn rất trẻ, nhưng kiến thức và sự tài hoa thuận nghịch độc lại không hề trẻ.
Trong bài thơ đôi điều cảm nhận riêng, có gì sai sót mong tác giả bỏ quá cho, vì tôi vẫn chưa hiểu hết ẩn ý của tác giả.
Trần Văn Nghĩa (bút danh : Trần Nhân)
Tác phẩm: THU ĐỢI
Tác giả: Tô Hoàng Nam
**************************
THU ĐỢI
(Thuận Nghịch độc)
Hoa gầy nở muộn Cúc sầu thương
Tiếc nuối vàng Thu trải ngập đường
Nhòa nhạt bước thưa dần ngõ vắng
Ngẩn ngơ nhìn lặng rũ canh trường
Xa tình cảnh vọng hiên tràn gió
Rạc lá thềm chờ Nguyệt phủ sương
Tha thiết gọi người tìm khuất nẻo
Hòa chan lệ đẫm ướt môi hường
Hường môi ướt đẫm lệ chan hòa
Nẻo khuất tìm người gọi thiết tha
Sương phủ Nguyệt chờ thềm lá rạc
Gió tràn hiên vọng cảnh tình xa
Trường canh rũ lặng nhìn ngơ ngẩn
Vắng ngõ dần thưa bước nhạt nhòa
Đường ngập trải Thu vàng nuối tiếc
Thương sầu Cúc muộn nở gầy hoa
Tô Hoàng Nam
**************************
*
Mới chớm Hạ, còn quá xa mới tới mùa Thu, nói về hoa Cúc ...!
Tôi may mắn được người bạn mua và tặng cho cuốn thơ Mộng của nhà thơ Tô Hoàng Nam, trong tập thơ quý này chứa toàn thơ Thuận nghịch độc, một thể loại hiếm có trong lịch sử Văn Học .!
Một lần tình cờ tôi đọc được bài thơ tác giả giới thiệu và chia sẻ,đó là bài Thu Đợi, với rất nhiều cách đọc từ bài thơ gốc .Đọc và ngẫm lại càng thấy sâu sắc và thú vị. Tôi lên mạng tìm tòi những tác phẩm của tác giả, nhưng gần như là không thấy có nhiều. Khi vào trang blog cá nhân thì thấy tác giả giới thiệu một tập thơ Thuận nghịch độc, lòng hiếu kỳ và cảm mến thể thơ này của tôi trào lên.
Trong lúc có nhiều ý nghĩ lôi kéo, tôi may mắn biết được một người bạn thơ của tôi có được 5 cuốn của tác giả. Và may mắn tôi đã có nó!
Tôi rất tâm đắc bài thơ mùa Thu của tác giả đó là Thu Đợi !
Bài thơ dùng phép miêu tả nhân hóa theo tôi phải nói là đỉnh cao của Thuận nghịch độc. Ý tứ xen kẻ niêm luật và câu từ thể hiện sự tài hoa lắng đọng của tác giả. Tôi đọc nghiền ngẫm 56 chữ ấy xem tác giả dùng cách nào để có thể lồng ghép tài tình ,có hồn dù đọc xuôi hay ngược như vậy?
Tôi bị ám ảnh rất lâu với bài thơ này, suốt 4 tháng trôi qua khi tác giả chia sẻ với trang tho.com.vn bài thơ “Một vạn cách đọc”. Đêm ngày tôi nghiên cứu cách thức sử dụng câu từ, viết đọc xuôi ngược đã khó, đằng này lại hoán vị đổi câu, câu nào cũng mang nỗi buồn man mác! Buồn khi Thu về, buồn khi chờ đợi.
Hoa gầy nở muộn cúc sầu thương
Tiếc nuối vàng thu trải ngập đường
Hình ảnh hiện lên, loài hoa cúc cũng như con người, biết sầu thương, biết buồn, biết tủi khi thấy mình gầy guộc xấu xí lại nở muộn và tiếc cái vẻ đẹp, màu vàng của thu đang ngập đường.
Lẽ ra hoa phải đẹp, phải nở đầy hoa, cùng hòa quyện trong cái khung cảnh lộng lẫy của thu ấy "Vàng thu trải ngập đường “ đằng này hoa lại gầy, xấu xí, lại còn nở muộn thì sao không buồn, không tủi cho được?
Nhòa nhạt bước thưa dần ngõ vắng
Ngẩn ngơ nhìn lặng rũ canh trường
Trong hai câu này, nàng cúc đang dõi theo bước chân đang di chuyển “dần“ ở ngoài ngõ vắng, ngẩn ngơ nhìn theo rồi lả người trong đêm vắng.
Trong thơ luật đường thường là ngắt nhịp ở chữ thứ 2 hoặc chữ thứ 4..trong câu.
Nếu đọc là “ Nhòa nhạt /bước thưa dần ngõ vắng” gợi cho người ta hiểu là cái bước chân nhòa nhạt không nhìn rõ, có thể là đêm quá khuya muộn, có thể là có mưa khiến hình ảnh nhòa nhạt đi, cũng có thể là sương rơi nhiều, rồi thưa dần ngõ vắng.
Nếu đọc ngắt 4 chữ thì sẽ đọc thế này “Nhòa nhạt bước thưa/dần ngõ vắng“.
Rất thú vị, nếu đọc vậy sẽ hiểu rằng, bước chân mờ đi, không nhìn rõ, nhưng vẫn phân biệt được “ bước thưa “ có nghĩa là chậm rãi, nhịp nhàng và tôi đoán đó là bước chân của người con trai, nếu là con gái hơn nữa phải là “chân dài“ thì mới “bước thưa“ được. Nhưng lúc đó tác giả miêu tả rất muộn “canh trường“ thì không có cô gái nào mà lại đi ra đường kiểu ấy.
“Ngẩn ngơ nhìn lặng rũ canh trường“. Cách đọc cũng tương tự, đều có sự ăn ý hài hòa trong câu từ, điểm này mới thật sự thú vị.
“Ngẩn ngơ /nhìn lặng rũ canh trường “ cho người đọc cái nhìn ngơ ngẩn, rồi lặng rũ canh trường, có nghĩa là lả người đi một cách từ từ, không gây tiếng động nào “lặng rũ “..
Nếu để phân tích mà đọc thành “Ngẩn ngơ nhìn lặng /rũ canh trường “ lại cho người đọc thấy được hình ảnh, trạng thái khác. Đó là ngẩn ngơ nhìn một cách lặng lẽ, rồi lả người trong canh trường…
Có lẽ đây mới là sự huyền diệu trong cách dùng từ của tác giả? Khiến các câu thơ bị bẻ gãy, cắt dứt bớt chữ vẫn mang đủ ý, vẫn đượm buồn, một nỗi buồn man mác của cảnh đợi chờ, trông ngóng... của mùa Thu.
Xa tình cảnh vọng hiên tràn gió
Rạc lá thềm chờ nguyệt phủ sương
Trong 2 câu này cũng tương tự “thềm chờ /nguyệt phủ sương“ có hai cách hiểu, là người con gái ấy đang nhìn dưới thềm và cảm giác thềm đang chờ ánh trăng phủ màn sương dày đặc trong đêm.
Cũng có thể hiểu "thềm chờ“ tức là thềm làm chưa xong, đang chờ làm nốt, hoặc chưa hoàn thiện và ánh trăng đang phủ sương.
Để cắt bớt từ, đọc từng kiểu bài Thu Đợi đều đáp ứng được tất cả, đó mới là điểm thú vị thứ hai của bài Thu này. Tác giả rất tài hoa và điêu luyện trong cách dùng từ, từ ngữ luôn gắn kết như một mắt xích, một kết nối vô hình khiến các câu chữ sinh động, có nghĩa và bao quát cả bài …
Đọc ngược lại “Sương phủ/ Nguyệt chờ thềm lá rạc”
Đang miêu tả màn sương bao phủ, còn ánh trăng đang chờ ở thềm và thềm chỉ toàn là lá rạc, cảnh gợi lên buồn, đẹp quyến rũ đến lạ kỳ…mùa Thu có lá rạc ở thềm, ánh trăng chiếu phủ cộng thêm cả sương mù khiến hình ảnh mờ ảo, đẹp ,thơ mộng, mang đượm một nỗi buồn sâu kín…
Cảnh Thu đẹp lộng lẫy vậy, thơ mộng ấy vậy mà người tình của nàng Cúc lại chưa về, cho nên nàng mới cuống cuồng gọi, sợ Thu trôi qua nhanh chóng, sợ sự lộng lẫy này biến mất nên gọi tha thiết mong người tình của mình thưa, mong trả lời, tìm ở nơi khuất nẻo, nơi mà nàng nghĩ nàng không nhìn thấy có lẽ là tình lang của mình ở đó. Bởi vì các nơi nàng trông thấy nàng đã nhìn thấy hết rồi.
Gọi tha thiết, tới cơ thể mệt lả, nước mắt giàn giụa “hòa chan“ rồi lệ đẫm ướt làn môi hường vì tuyệt vọng.
Hình ảnh “môi hường“ trong bài thơ này là một điểm nhấn, một từ đẹp mà rất đắt giá, thế nhưng tác giả lại có thể vận dụng nhuần nhuyễn một cách trơn tru như vậy. Môi hường là môi hơi nhạt so với màu hồng,là khi nước mắt đẫm ướt, son phấn đã dần nhòa đi, mờ đi… đủ thấy nước mắt của nàng đợi chờ chảy rất nhiều….
Đó là khi ta hiểu theo “nghĩa đen” phép miêu tả nhân hóa nàng Cúc cũng như con người, có cảm xúc, có tình yêu, có sầu tủi…
Nhưng càng đọc càng ngẫm thật lâu, thì bài thơ lại dùng “phép ẩn dụ tu từ” sâu sắc "hoa gầy nở muộn cúc sầu thương" hình ảnh “Hoa gầy /nở muộn" ẩn dụ rất tài tình. Hoa thường là phép ẩn dụ cho người con gái có vẻ đẹp. Hoa gầy ý chỉ là đợi chờ nên thân thể người con gái gầy mòn, teo tóp… nở muộn lại gợi cho người đọc hiểu là tình duyên,duyên phận của mình đến muộn nên nàng mới sầu thương…
Khi hoa nở, cũng được so sảnh ngầm, ẩn dụ như người con gái đến tuổi xuân thì, lúc khoác áo vu quy về nhà chồng. Lúc khoác áo vu quy, là lúc người con gái đẹp nhất, lộng lẫy nhất, huy hoàng nhất của tuổi “xuân chín" và “vàng thu trải ngập đường“ cũng được hiểu như “mùa lễ vu quy“ vậy.
Thế nhưng tác giả lại miêu tả “hoa gầy, lại nở muộn“ có khác gì người con gái ấy tủi hờn, khi thấy mình xấu xí không được đẹp như đàn chị đàn em kia… cho nên mới buồn rầu tận sâu trong lòng như vậy.
Trong các phép miêu tả trong thơ, đặc biệt là thơ “trữ tình“ thì phương pháp ẩn dụ và nhân hóa lại khiến độc giả không thấy nhàm chán, sáo rỗng vì nếu miêu tả thực, bài thơ đọc cái đã hiểu hết ý, thì đâu còn thú vị, đâu còn sự lôi cuốn và ám ảnh được.
Tác giả lại miêu tả “cái không thể tưởng tượng“ cả nhân hóa và ẩn dụ. Ban đầu tôi mới đọc mấy lần cũng cảm nhận được tác giả dùng phép miêu tả nhân hóa tạo ra khung cảnh tuyệt vời, cảnh đợi chờ, miêu tả loài Hoa Cúc sinh động, có hồn như chính con người vậy. Khi đọc tách bài thành thơ ngũ ngôn, thì cái ẩn dụ của nhà thơ hiện rõ nét. Một cách chân thực, sâu sắc và biến đổi từ cũ tới mới nhưng vẫn mang âm hưởng dễ ăn sâu vào lòng người đọc. Nó như một thân cây tưởng chừng như mỏng manh, kém phát triển mà lại có bộ rễ khỏe mạnh, len lỏi ăn sâu vào lòng đất, sinh sôi và phát triển. Đó mới là sự tài tình thứ nhất của tác giả.
Tôi bị ám ảnh bài thơ Thu này rất lâu, trước đây tôi có đọc và tìm hiểu một số bài thơ thuận nghịch độc kiểu này, có bài thơ chữ hán của Phạm Thái là bài “Đề mỹ nhân đồ“ cũng là một sự ẩn ý tài tình và sự tài hoa kết hợp. Nhưng ở bài thơ này không thể tách được số lượng lớn bài như bài Thu của nhà thơ Tô Hoàng Nam.
Để đem so sánh giữa kim cổ, thì điều này lại không nên, bởi vì mỗi bài đều có điểm hay riêng. Chúng ta ở thì hiện đại, chỉ nên cảm nhận chứ không nên bình xét sâu quá với cổ nhân.
Trong bài ngược tác giả miêu tả có phần rõ nét hơn nhiều, không úp mở ý tứ nữa, chỉ có một câu “thương sầu cúc muộn nở gầy hoa“ dù là xuôi hay ngược, ẩn ý và mấu chốt lại là ở đây. Câu thơ này bộc lộ bài thơ này miêu tả theo phép miêu tả gì, chỉ một câu khiến bài thơ có thể biến đổi lớn đến vậy. Cũng như một đám mây, khi gặp gió có thể biến hóa thành nhiều hình thù khác nhau, thỏa sức đam mê và tưởng tượng.
Ngôn từ bình dị, nhẹ nhàng như gió mùa Thu, khiến cho những kẻ muốn tìm tòi khám phá sững sờ trước nó, trước sự cuốn hút của nó!
Đến giờ tôi vẫn chưa khám phá hết được sự kỳ bí bên trong bài thơ Thu này, đọc đi đọc lại rất nhiều góc độ cảm nhận, từng cảm nhận ở thời điểm khác nhau với cách đọc lại không hoàn toàn giống nhau, có phần sâu hơn phần trước và cứ như thế, có thể vì tôi bị ám ảnh quá.
Khi tác giả đưa ra cách đọc bỏ đi 3 chữ cuối thành thơ 4 chữ tự do, cũng rất có ý nghĩa. Mà ít bài thơ thuận nghịch độc trước đây làm được :
Ví dụ tôi bỏ đi 3 chữ cuối mỗi câu trong bài :
Hoa gầy nở muộn
Tiếc nuối vàng thu
Nhòa nhạt bước thưa
Ngẩn ngơ nhìn lặng
Xa tình cảnh vọng
Rạc lá thềm chờ
Tha thiết gọi người
Hòa chan lệ đẫm”…
Hay đọc bài ngược :
“Hường môi ướt đẫm
Nẻo khuất tìm người
Sương phủ nguyệt chờ
Gió tràn hiên vọng
Trường canh rũ lặng
Vắng ngõ dần thưa
Đường ngập trải thu
Thương sầu cúc muộn
Đều có thể đọc ngược các bài này lại được vẫn mang cảnh buồn, đợi chờ. Đúng là ảo diệu.
Hoặc có thể tách theo tác giả chia sẻ là “dạng toán học hypebol”>
Hoa gầy nở muộn lệ chan hòa
Tiếc nuối vàng thu gọi thiết tha
Nhòa nhạt bước thưa thềm lá rạc
Ngẩn ngơ nhìn lặng cảnh tình xa
Thật sự là độc đáo !
Hoặc đọc theo cách khác theo tác giả là bỏ chữ thứ 5 mỗi câu:
Hoa gầy nở muộn sầu thương
Tiếc nuối vàng thu ngập đường
Nhòa nhạt bước thưa ngõ vắng
Ngẩn ngơ nhìn lặng canh trường
Xa tình cảnh vọng tràn gió
Rạc lá thềm chờ phủ sương
Tha thiết gọi người khuất nẻo
Hòa chan lệ đẫm môi hường
Đây là thơ lục ngôn thuận nghịch độc, thật sự đáng khâm phục…!
Còn một số kiểu đọc khác rất mới nhưng tôi chỉ muốn đưa ra đây các cách này chính thống của tác giả để chia sẻ với bạn thơ.
Thật sự với tôi ,có được tập thơ của tác giả là một sự may mắn rất lớn.Theo tôi biết tác giả còn rất trẻ, nhưng kiến thức và sự tài hoa thuận nghịch độc lại không hề trẻ.
Trong bài thơ đôi điều cảm nhận riêng, có gì sai sót mong tác giả bỏ quá cho, vì tôi vẫn chưa hiểu hết ẩn ý của tác giả.
Trần Văn Nghĩa (bút danh : Trần Nhân)
6 nhận xét:
Cảm ơn tác giả đã chia sẻ và coi trọng mấy dòng bình phẩm,chúc tác giả an vui !
;((
Cám ơn hai tác giả đã cho người đọc mở mang kiến thức với thể thơ bác học này.
Chúc mừng THN đã có bạn tri âm nhé
Hay quá :)
Và :
"Thương thay nhành cúc muộn
Thao thức suốt đêm trường
Thu qua chẳng hề biết
Cứ mãi đợi người thương"
Em thích mấy bài ngắn như thế này của anh nữa,vì ngắn,mà lại đủ đi sâu,mê hoặc lòng của những người yêu mùa thu và hoa cúc :)
hihi,lâu rồi mới thấy chị ghé thăm em ở đây :) anh ấy quê Bắc Giang đó chị,hai anh em trao đổi rất lâu ,kg ngờ anh ấy giấu cả tên thật để ẩn mình trao đổi THu Đợi.
chúc chị buổi tối an vui nhìu :)
H.Nam
hầy,em quá khen rồi ,hihi.A chỉ buột miệng đọc vài chữ thôi mà.
chúc em tối vui vẻ nhé !
H.Nam
Đăng nhận xét