Vài Nét về thơ TNĐ trong dòng chảy Văn Học Việt Nam - Tô Hoàng Nam

Post Top Ad

Thứ Hai, 8 tháng 8, 2016

Vài Nét về thơ TNĐ trong dòng chảy Văn Học Việt Nam

Thơ thuận nghịch độc đã có ở Việt Nam từ trước năm 1720 có lẽ người đầu tiên làm thơ thể này là Tiến sĩ Nguyễn Quý Đức (1648-1720),người xã Đại Mỗ,Từ Liêm,Hà Nội với bài “ Vịnh Chùa Trấn Quốc “.
Sau đó là Nguyễn Huy Lượng (1808) với bài “ Cảnh Tây Hồ “.
Phạm Thái ( Phạm Chiêu Lỳ ) (1777-1813) với bài “ Đề Mỹ Nhân Đồ “
Vũ Duy Thanh (chữ Hán: 武維清, 1807 - 1859) với bài " Phong Hoa Tuyết Nguyệt "...
Nhưng thơ đọc nhiều cách thì phải kể đến vua Thiệu Trị-tức thi sĩ Miên Tông (1807-1847),với hai bài thơ chữ Hán dưới dạng hình tròn bát quái là “ Vũ Trung Sơn Thủy “ và “ Phước Viên Văn Hội Lương Dạ Mạn Ngâm “ .

Năm 1960,Việt Nam khảo cổ tập san của Viện khảo cổ-Bộ Quốc Gia Giáo Dục ( Sài Gòn ) có nêu về vấn đề 2 bài thơ này đầu đề là “ Hai bài thơ bí ẩn dưới thời vua Thiệu Trị “,có viết như sau :
“ Trong bài thơ chữ Hán khắc cẩn tại điện Long An ,nay thuộc Bảo tàng cung đình Huế,trên hai bức khảm xà cừ sắp theo thể “ Hồi văn kiêm liên hoàn “,dùng bằng,trắc 4 vận xen kẽ nhau và đọc thành 64 bài thất ngôn,ngũ ngôn mỗi bức..
“Viện bảo tàng Huế đã nhờ mấy vị túc nho đọc những bài thơ ấy.Có vị chỉ đọc được một đôi bài ,có vị đọc được vài ba bài,phải chăng các vị ấy giấu tài,không đọc hết 64 cách trong bản cổ đồ nói trên.
Chúng tôi xin sao lại hai bức thơ ấy,mong rằng có bậc cao minh sẽ khám phá những điều kỳ bí trong đó và đưa ra ánh sáng để cống hiến cho công chúng…”
Mười hai năm sau,trên tạp chí của Hội nghiên cứu Đông Dương năm 1972,ông pierre Daudin đã có bài “ 12 bài giải mã thất ngôn bát cú của vua Thiệu Trị “…
Năm 1994 ,nhà nghiên cứu Hán Nôm Nguyễn Tân Phong sau 5 năm dành nhiều thời gian và công sức,đã tìm ra được 64 cách đọc cho mỗi bài,trong đó gồm 32 bài thơ thất ngôn tứ tuyệt và 32 bài ngũ ngôn tứ tuyệt ,với 64 bài thơ tiếng Việt trong quyển về hai bài thơ hồi văn kiêm liên hoàn của vua Thiệu Trị ( NXB Thuận Hóa 1994).
Năm 1998,giáo sư Nguyễn Tài Cẩn tập trung vào bài Vũ trung sơn thủy,đã tìm ra được 32 bài thơ thất ngôn bát cú và 32 bài ngũ ngôn bát cú.Để trình bày được đầy đủ về 128 và 256 cách đọc bài thơ này,ông đã viết thành một quyển sách dày tới 450 trang,đó là quyển “ Tìm hiểu kỹ xảo hồi văn liên hoàn trong bài Vũ Trung Sơn Thủy của Thiệu Trị “(NXB thuận Hóa 1998).
Từ 64 cách đọc bằng 64 bài ngũ ngôn tứ tuyệt của Nguyễn Tân Phong,sau năm 1994,đúng 4 năm sau giáo sư Nguyễn Tài Cẩn đã tìm thêm 64 cách đọc nữa là 64 bài thất ngôn.Như vậy đã có được 128 bài từ một bài thơ gốc.
Ông còn trình bày qua và phát hiện mới và hy vọng rằng có thể nâng tổng số các bài thơ lên con số 256 bài.
Trong thơ đọc được nhiều cách bằng tiếng Việt ( thuần Nôm ),đầu tiên có thơ lục chuyển của vua Tự Đức,và phong trào Thơ Mới có thi sĩ Hàn Mặc Tử với bài thơ “ Cửa Sổ Đêm Khuya “…
Trong ngày giỗ đại thi hào Nguyễn Du,nhà nghiên cứu Kiều Học,Kỷ lục gia Phạm Đan Quế đã công bố bài “ Kiều Nương Cửa Phật “ năm 2007 là bài thơ có nhiều cách đọc.
Năm 2009 ,Trung tâm Sách Kỷ Lục Việt Nam có đề xuất và đến năm 2013 kỷ lục đã được xác lập“ Bài thơ có nhiều cách đọc nhất –Kiều Nương Cửa Phật “với trên 1728 cách đọc và tách.
Một lần tình cờ và có duyên với thể thơ bác học này,tôi đã tổng hợp ,trau dồi ,tiếp thu và sáng tạo ra bài thơ “ Thu Đợi “ ,tôi có chia sẻ “ Bài thơ có một vạn cách đọc “ trên trang Thi Đàn Việt Nam .
Trong bài thơ này đến nay vẫn còn rất nhiều nghi vấn,rất nhiều người vẫn đang âm thầm tìm hiểu thực hư ra sao.
Tôi rất may mắn khi được quen biết với một số nhà nghiên cứu,các anh ,chị trên Thi Đàn,những người yêu thơ ,nhà thơ,đã khuyến khích tôi đề xuất “ Kỷ Lục Việt Nam “ để phá vỡ kỷ lục cũ.
Trong bài “ Thu Đợi “ ,ý tứ bài thơ rất đơn giản,tôi dùng phép miêu tả nhân hóa miêu tả loài hoa Cúc ,cũng như con người,biết nhớ thương,biết sầu cảm,biết yêu …biết tủi hờn.
Cũng là phép miêu tả ẩn dụ,nói về người con gái đợi tình lang của mình mà đêm ngày gầy mòn ,ủ rũ.
Có nhiều người hỏi một cách nghi hoặc,một vạn cách đọc? có nói quá không?
Tôi xin thưa rằng : Một vạn cách đọc chỉ là con số ước lượng,bởi vì nó còn hơn cả 1 vạn .Tôi đã có bản thống kê đầy đủ .
Để tạo được nhiều cách đọc,theo tôi phải thỏa mãn được những điểm cơ bản sau:
1. Bài thơ phải là đọc xuôi và ngược nhuần nhuyễn,không một chút gượng ép câu từ.
2. Phải là những câu thơ cùng hướng về đầu bài,để khi đảo câu,nó vẫn có nội dung ấy,chỉ khác là cảm xúc,tâm tư biến đổi.
3. Đó là cụm từ đẳng lập,3 chữ giữa mỗi câu đều có thể tự nhiên kết hợp sau trước để tách bài thơ ngũ ngôn.
4. Điểm đặc biệt trong bài thơ này,chính là 6/8 câu đều là cảm nhận bằng mắt,cho nên khi đảo câu,nó vẫn không phá vỡ cấu tứ trong bài.Nó vẫn hưởng ứng nhau,mỗi câu đóng vai trò như một “ vần “ trong “ vần của bài thơ “ vậy.
5. Đó chính là sự logic,tôi sáng tác thơ dựa trên sự logic.
6. Mỗi câu đóng vai trò như 1 mắt xích,để khi tách ra,tháo gỡ ra ,nó vẫn lắp ráp lại nguyên vẹn.
7.Nó tương tự bài toán Ma trận trong toán học.

Để sáng tác bài thơ này,tôi đã đi rất nhiều nơi,khắp các con phố,một mình lang thang như một vị khách lãng du. Đêm ngắm trăng trên nóc nhà,ngày nhìn lá rơi,ngắm những bước chân qua lại lúc sẩm tối,cảnh sương mù bao phủ ,những khoảnh khắc ấy tôi không bỏ xót một chi tiết nào.
Mất tới 3 ngày để tôi lồng ghép các khung cảnh ấy,tất cả tâm tư,gửi gắm đều bộc phát tạo nên. Sự cô đơn đúng là làm ra thơ,và…thơ tạo ra tôi…tôi tạo ra thu đợi.
Dù có điểm hay,có điểm dỡ,vốn dĩ xưa nay “ Nhân vô thập toàn ,vật bất kỳ mỹ “..Mọi ý kiến đóng góp tôi đều tiếp thu,tôi là người cầu thị.
Mục đích muốn xác lập kỷ lục,không phải vì vinh danh ,hay dựng tên tuổi. Mà tôi chỉ mong muốn một điều,có thể gửi thông điệp này tới tất cả mọi người,kể cả thế giới rằng : Ngôn ngữ Việt Nam chúng ta là thứ ngôn ngữ có một không hai và chỉ có ngôn ngữ Việt mới tạo ra được sự đột phá câu từ.
Tôi muốn gửi gắm thông điệp này với hy vọng,thể thơ này trong suốt 300 năm thiếu,sẽ được người đời sau coi trọng và phát triển hơn.
Tôi vốn là người thâm trầm,đôi khi ít nói,nhưng kg phải kiêu ngạo và kém hòa đồng.Mục đích của chúng ta giống nhau,đều là người đam mê thơ,sáng tác thơ.
Trong vài lần trao đổi với Nhà nghiên cứu,kỷ lục gia Phạm Đan Quế,tôi đã nhận ra một điểm đặc biệt nữa trong bài Thu Đợi,và tôi nghĩ rằng,chỉ có bài Thu Đợi mới đáp ứng và tách được,xin phép được công bố khi tôi xác lập kỷ lục,hy vọng ngày đó sẽ không xa.
Có rất nhiều người có đăng ký nhận sách tôi đã xuất bản là cuốn thơ “ Mộng-Thơ đường luật thuận nghịch độc “ (xb năm 2014 ). Và nhiều người muốn tôi phát hành tại nhà sách trên toàn quốc,để tiện theo dõi và trao đổi.
Nhưng có lẽ tôi xin khất mọi người sau vậy,bây giờ không phải là vấn đề tiền bạc chi phí,không phải là vấn đề nhuận bút. Mà là tôi vẫn muốn độc quyền,vẫn muốn lưu giữ những cuốn thơ còn lại ấy một thời gian nữa,chúng rất có ý nghĩa với tôi,đến cuối năm khi tôi xb tập 2,sẽ phát hành đồng thời.
Nếu mọi người có ai muốn trao đổi thơ thuận nghịch độc,những gì tôi biết và đã tìm ra ,nhất định không giấu diếm .
Tôi chỉ mong rằng,thể thơ này trong tương lai ,sẽ không còn bụi thời gian bám mờ nữa.
Hy vọng nó sẽ tỏa sáng trên bầu trời văn học,sẽ không mai một theo thời gian…!

H.Nam

Không có nhận xét nào:

Post Top Ad